Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
“Đường chữ U” và những toan tính của học giới Trung Quốc
Có một số cái nhìn từ bên ngoài cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “ngoại giao mơ hồ” trong vấn đề liên quan đến vùng biển Đông Nam Á, nhiều chuyên gia, học giả Trung Quốc cũng thấy điều này.

 


 


 


Danh không chính thì ngôn ắt bất thuận.

 

Bản đồ Trung Quốc có “đường chữ U” chiếm gần trọn biển Đông biểu thị ý chí bá quyền của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh là vấn đề không mới và được nghiên cứu, bàn thảo, chỉ trích không ít từ hơn 60 năm qua. Tuy nhiên, vấn đề “đường chữ U” thật sự nóng lên sau khi Chính phủ Trung Quốc chính thức trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ này vào tháng 5-2009, với lý giải mông lung rằng nó biểu thị lãnh hải Trung Quốc.

 

Không lường trước được sự phản ứng dữ dội của các quốc gia xung quanh và cộng đồng quốc tế vì hành động tự tin lố bịch và quá đáng của mình, nên có nhiều lúc ngoại giao Trung Quốc bộc lộ rõ sự lúng túng. Học giới Trung Quốc có sự chuẩn bị gì từ vài mươi năm trước và toan tính gì trước tình thế hiện nay?

 

Có một số cái nhìn từ bên ngoài cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến lược “ngoại giao mơ hồ” trong vấn đề liên quan đến vùng biển Đông Nam Á, nhiều chuyên gia, học giả Trung Quốc cũng thấy điều này, có nhiều phân tích sâu sắc còn cho thấy đó chỉ là chiến thuật “ngoại giao mơ hồ” trong tình thế bị động.

 

Theo một nghiên cứu mới công bố hồi tháng 4-2014 của Trương Khiết (Zhang Jie), chuyên viên Viện Nghiên cứu chiến lược châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc), vấn đề áp dụng quá lâu dài chính sách mơ hồ trong vấn đề “đường chữ U” ở Nam Hải khiến Chính phủ Trung Quốc gặp bất lợi cả trong đối ngoại và đối nội.

 

Về đối ngoại, “đường chữ U” làm các quốc gia xung quanh nghi ngờ, giận dữ, góp phần chứng minh cho thuyết “Trung Quốc uy hiếp luận” (Luận về sự uy hiếp của Trung Quốc), khiến các quốc gia không liên quan trực tiếp như Mỹ phải dùng an toàn hàng hải và quyền tự do hàng hải để can thiệp.

 

Về đối nội, do “đường chữ U” không có chỗ đứng rõ ràng trong các định chế liên quan đến quy tắc hành chính nên dẫn đến tình trạng không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động chấp pháp, xử lý, khai thác, quản lý giữa các cơ quan nhà nước.

 

Quan trọng hơn, tính chất bất minh của “đường chữ U” còn khiến dân chúng kỳ vọng vào một vấn đề không sát thực tế và cũng gây áp lực không nhỏ đối với chính phủ trong việc chọn lựa/soạn thảo chính sách.

 

Nhưng những ý kiến của Trương Khiết hoặc các phản ảnh tương tự như trên không nhằm khuyến cáo Chính phủ Trung Quốc gỡ bỏ “đường chữ U” trên bản đồ hay trong tư tưởng, mà chúng vẫn nằm trong chuỗi phân tích nhằm hướng vấn đề đến các biện pháp dứt khoát, mạnh mẽ, nhanh chóng hơn để hợp thức hóa “đường chữ U” này.

 

Các học giả thiên về nghiên cứu chiến lược đặt ra hai mục tiêu đối với vấn đề hợp thức hóa “đường chữ U”. Một là, vận dụng trí tuệ để tìm giải pháp lập luận pháp lý cho yêu sách “đường chữ U” phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc. Hai là, trước tiên phải thống nhất quan điểm về cách lý giải tính chất “đường chữ U” trong nội bộ học giới Trung Quốc.

 

Một đường bốn nẻo

 

Học giới Việt Nam thường dùng từ “đường lưỡi bò” để chỉ “đường chữ U”. Tuy nhiên, khi vào từ khóa, nên sử dụng “U /U hình tuyến” hoặc “/cửu đoạn tuyến” hoặc “/ đoạn tục tuyến” sẽ gặp nhiều thông tin. Các tác giả Trung Quốc được dẫn trong bài này dùng ba cách gọi, ở đây dùng thống nhất là “đường chữ U”.

 

Đến nay, có nhiều cách giải thích tính chất “đường chữ U”, theo những nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này như của Lưu Nam Lai (Liu Nanlai), Lý Kim Minh (Li Jinming), Quản Kiến Cường (Guan Jianqiang), Trương Khiết... thấy xếp vào bốn xu hướng chính, gọi là bốn thuyết, như sau:

 

1/ Thuyết “Đường biên giới quốc gia” (Quốc giới tuyến)

 

Thuyết này xác định rằng “đường chữ U” là “đường biên giới quốc gia”, còn gọi là “đường biên giới trên biển” (hải thượng cương vực tuyến), đại diện cho nhóm học giả có chủ trương này là Trần Đức Cung (Chen Degong) - giáo sư khoa luật ĐH Nhân dân Trung Quốc, nguyên chuyên viên Sở nghiên cứu chiến lược phát triển hải dương thuộc Cục Hải dương quốc gia.

 

Họ Trần cho rằng: “Có thể coi “đường chín đoạn ngắt quãng liên tục” làm thành “đường biên giới quốc gia”, nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trên mặt biển, ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong phạm vi này Trung Quốc được thụ hưởng như là quyền lợi mang tính lịch sử”.

 

Cũng có thể kể thêm quan điểm của Triệu Lý Hải (Zhao Lihai) - giáo sư Học viện Luật pháp (ĐH Bắc Kinh) - rằng: “Trong mấy chục năm qua, đường ngắt quãng liên tục ở Nam Hải được Trung Quốc một mạch kiên trì xem đó là đường biên giới trên biển”.

 

Học giả Đài Loan Phó Côn Thành (Kuen-chen Fu) trong Nghiên cứu về địa vị luật pháp biển Nam Hải Trung Quốc cũng có khuynh hướng ủng hộ thuyết này (sau sẽ gọi tắt là thuyết U.1).

 

Nhóm chủ trương thuyết U.1 đưa ra lập luận dựa vào các bản đồ soạn vẽ thời Trung Hoa Dân Quốc, gồm: “Bản đồ các đảo Nam Hải Trung Quốc/Trung Quốc Nam Hải đảo dữ đồ” (1935), bản đồ “Bản đồ toàn Trung Quốc sau khi phát triển cương giới biển về phía nam/Hải cương nam triển hậu chi Trung Quốc toàn đồ” in trong tập Trung Hoa kiến thiết tân đồ (1936), và “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải/Nam Hải chư đảo vị trí đồ” (1947).

 

Điểm mấu chốt trong lập luận của thuyết U.1 là: do các bản đồ hoạch định phạm vi cương vực lãnh thổ Trung Quốc với đường biên giới trên biển và với điểm cực nam cụ thể là bãi ngầm Tăng Mẫu (~ 4 độ vĩ bắc) nên “đường chữ U” thể hiện đủ tính chất “đường biên giới quốc gia”, nhóm này đầu tư nghiên cứu sâu về các văn bản hành chính liên quan đến các bản đồ nằm trong khối hồ sơ lưu trữ thời Dân Quốc để chứng minh tính hợp pháp của đường biên giới quốc gia trên biển được thể hiện trên các bản đồ nêu trên.

 

2/ Thuyết “Vùng nước mang tính lịch sử” (Lịch sử tính thủy vực)

 

Thuyết này xác định rằng “đường chữ U” là “đường thể hiện vùng nước mang tính lịch sử” của Trung Hoa Dân Quốc, học giới Việt Nam gọi tắt là “vùng nước lịch sử”. Nội dung thuyết này cho rằng các đảo, đá, đá ngầm, bãi ngầm và vùng biển trong phạm vi đường này đều do Trung Hoa Dân Quốc thụ hưởng như là quyền lợi mang tính lịch sử, vùng biển trong phạm vi “đường chữ U” là vùng nước mang tính lịch sử của Trung Hoa Dân Quốc.

 

Thuyết này do chính quyền Đài Loan đề xuất. Năm 1989, khái niệm “vùng nước lịch sử” được Bộ Nội chính Đài Loan đề cập tại điều 3 của “Hồ sơ dự thảo Luật lãnh hải và khu vực tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc”.

 

Đến năm 1993, Viện Lập pháp chính quyền Đài Loan chính thức thông qua “Cương lĩnh chính sách Nam Hải”, đoạn thứ hai trong lời tựa cương lĩnh viết: “Vùng nước lịch sử giới hạn trong vùng biển Nam Hải là vùng biển do Trung Hoa Dân Quốc quản lý, Trung Hoa Dân Quốc sở hữu lợi ích và có quyền sở hữu trong vùng biển ấy”.

 

Học giả Đài Loan ủng hộ chủ trương này và nghiên cứu về khía cạnh pháp lý vấn đề này sớm là Tống Yến Huy (Yann-huei Song), chuyên gia phòng nghiên cứu Âu Mỹ - Viện nghiên cứu trung ương, nguyên phó giáo sư khoa nghiên cứu luật biển ĐH Hải Dương; tiến sĩ luật Berkeley (Mỹ) và một học giả Mỹ gốc Đài là Chiu Hungdah (Khâu Hoằng Đạt), tiến sĩ luật Harvard.

 

Các chuyên gia luật quốc tế, luật biển khác như Phó Côn Thành (Kuen-chen Fu), Du Kiếm Hồng (Peter Kien-hong Yu), Du Khoan Tứ (Yu Steven Kuan-Tsyh), Triệu Quốc Tài (Zhao Guocai), Tôn Kiến Minh (Kuan-ming Sun)... cũng có nhiều công trình nghiên cứu sâu về khía cạnh pháp lý.

 

Tuy nhiên đến ngày 12-5-2009, trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao chính quyền Đài Loan về vấn đề này, khái niệm “vùng nước lịch sử” đã không được dùng mà thay thế bằng khái niệm “chu tao thủy vực/vùng nước vòng quanh”.

 

Gần đây, nghiên cứu sinh luật quốc tế Đại học Oxford Tống Thừa Ân (Raymond Chen-En Sung) có một nghiên cứu phân tích sâu sắc vấn đề này, dẫn giải thêm khái niệm hỗn hợp “lịch sử tính thủy vực quyền lợi” (quyền lợi trong vùng nước mang tính lịch sử).

 

Một số học giả Trung Quốc lục địa lúc đầu cũng tán đồng thuyết này, sau lại nghiên cứu, phân tích hoặc phối hợp thuyết U.3, diễn giải như một cặp lý luận hỗ tương. (Thuyết U.2)

 

3/ Thuyết “Quyền lợi mang tính lịch sử” (Lịch sử tính quyền lợi)

 

Thuyết này xác định rằng “đường chữ U” là “đường thể hiện quyền lợi mang tính lịch sử” của Trung Quốc, học giới Việt Nam gọi tắt là “quyền lợi lịch sử”. Do Phan Thạch Anh (Pan Shiying) - chuyên gia nghiên cứu chiến lược hải dương Viện Khoa học quân sự Trung Quốc - chủ trương.

 

Về nguồn gốc khái niệm này, nguyên trong một bài nghiên cứu đăng vào tháng 10-1994, ông Phan sử dụng khái niệm “lịch sử tính quyền lực” (quyền lực mang tính lịch sử), nhưng trong bài nghiên cứu đăng tháng 1-1995 và quyển sách xuất bản năm 1996, ông ta sử dụng khái niệm “quyền sở hữu mang tính lịch sử”, cho rằng: “Trung Quốc lấy nét đứt chín đoạn làm đường biên giới quốc gia biểu thị tại vùng biển Nam Hải, làm thành “quyền sở hữu mang tính lịch sử” trong phạm vi tiêu chí ấy”.

 

Và lập luận rằng, đường chín đoạn ở Nam Hải Trung Quốc đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, không có quốc gia nào đề xuất ý kiến khác, mà Trung Quốc từng tuyên bố về vùng nước mang tính lịch sử trước lúc Luật biển quốc tế hiện đại quy định chế độ thềm lục địa, do vậy không thể lấy công ước luật biển hiện đại để thủ tiêu hoặc phủ định luật pháp trong lịch sử và tập quán quốc tế.

 

Vài học giả khác gần đây như Trịnh Chí Hoa (Zheng Zhihua), Vương Quân Mẫn (Wang Junmin) đã phát triển các yếu tố phạm vi “quyền lợi lịch sử” khác như quyền lợi về hàng hải, gọi chung là quyền lợi kinh tế truyền thống. Và quyền lợi hiện đại như dầu khí hiện nay chỉ là sự tiếp diễn các loại quyền lợi trước đây.

 

4/ Thuyết “Đường quy thuộc các đảo” (Đảo dữ quy thuộc tuyến)

 

Thuyết này xác định rằng “đường chữ U” là đường “vây quanh các đảo và vùng nước lân cận thuộc bộ phận lãnh thổ Trung Quốc”, còn gọi là “đảo dữ phạm vi tuyến” (đường vây quanh các đảo). Tiêu biểu cho nhóm chủ trương thuyết này là Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo) và Lưu Nam Lai (Liu Nanlai).

 

Cao Chi Quốc - giám đốc Sở nghiên cứu chiến lược hải dương (Cục Hải dương quốc gia) - nêu vấn đề này và lập cơ sở lý luận cho nó vào năm 1994.

 

Lưu Nam Lai - giáo sư khoa luật ĐH Nhân dân Đông Bắc, năm 2009 được Chính phủ Trung Quốc cử làm trọng tài viên tại Tòa án quốc tế - trong một tham luận trình bày tại hội thảo “Vấn đề Nam Hải” ở Hải Nam năm 2002 đã phân tích bốn thuyết và xác định tính chất của “đường vây quanh các đảo” là phù hợp nhất để giải thích “đường chữ U” và khẳng định rằng việc giải thích “đường chữ U” theo phương án này hoàn toàn phù hợp với Công ước lãnh hải và khu vực tiếp giáp năm 1958 của Trung Quốc và Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.

 

Đây là thuyết được số đông học giả Trung Quốc tán đồng. (Thuyết U.4)

 




Bản đồ “Nam Hải chư đảo vị trí đồ” do Sở Phương vực (Trung Hoa Dân Quốc) biên soạn năm 1947 sau chuyến đi của Lâm Tuân. Bản đồ được vẽ và viết bằng tay. Đây là tiền thân của cái gọi là “đường chữ U” hiện nay - Ảnh: hudong.com

 

Lựa chọn làm sao?

 

Ứng với bốn thuyết/khái niệm nêu trên là bốn phương án giải thích và Chính phủ Trung Quốc phải chọn lựa một trong bốn phương án để kiện toàn hồ sơ pháp lý trong trường hợp tòa quốc tế yêu cầu.

 

Trước tình hình này, học giới Trung Quốc đã liên tục tìm kiếm, nghe ngóng các phản biện từ bên ngoài để cập nhật đối phó, kể cả các bài phân tích của vài tác giả Việt Nam như Nguyễn Hồng Thao, Trần Trường Thủy, Vũ Quang Việt nhằm điều chỉnh hoặc loại trừ các yếu tố bất lợi trong lập luận của họ.

 

Hiện tại, theo phản ảnh của nhiều học giả như Trương Khiết, Quản Kiến Cường, Lý Kim Minh... thì Chính phủ Trung Quốc vẫn đang lưỡng lự, trong khi các học giả đều nôn nóng có một chủ trương rõ ràng, chọn hẳn một phương án giải thích.

 

Ngoài những phản bác rất sắc bén của học giới quốc tế, những phân tích từ bên trong nội bộ học giới Trung Quốc cho thấy luận cứ của các thuyết U.1, U.2 và U.3 đều không đứng vững. Đa số học giả ủng hộ thuyết U.4 cho thấy họ có giải pháp tối ưu dành cho nó.

 

Tuy nhiên, độ tin cậy quả quyết về thuyết U.4 cũng không mạnh. Có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến Chính phủ Trung Quốc chủ trương tránh quốc tế hóa vấn đề, lẩn tránh hoặc từ chối đưa vụ việc ra tòa quốc tế.

 

Tuy là thuyết U.4 được nhiều học giả đề nghị, nhưng gần đây nhất, trong bài viết của Trịnh Chí Hoa trên nhật báo Pháp Chế (ngày 10-6-2014) và của Vương Quân Mẫn trên Thời Báo Học Tập (7-7-2014), lý lẽ của thuyết U.3 vẫn được vận dụng, và vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham) với Philippines cũng được dẫn chứng phân tích.

 

Nhìn chung, một mặt, học giới Trung Quốc đang nỗ lực “vận dụng trí tuệ” để “đường chữ U” hợp thức, trong đó có biểu hiện mũi nhọn là xu hướng lập một “ngoại lệ” cho “đường chữ U”, mặt khác, tinh thần của giới học thuật nước này nhìn chung vẫn quyết tâm kiên trì bám víu “đường chữ U”, bất kể trong tương lai nó có hợp thức hay không.

 

Trong phần kết luận một bài viết phân tích lợi hại của các phương án lập luận, giáo sư Lý Kim Minh, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (ĐH Hạ Môn), viết: “Bất kể luận điểm pháp lý sau cùng nhận định về đường chữ U ra sao, trên bản đồ nó vẫn phải tồn tại không thể nào loại bỏ, mà phải bảo vệ bồi đắp hơn nữa”.

 

Ẩn trong một nghiên cứu công phu về chiến lược pháp lý, Trương Khiết cũng gợi ý rằng Chính phủ Trung Quốc nên kiên trì đường lối ngoại giao chính trị với Việt Nam để giải quyết riêng vấn đề Nam Hải.

 

Về phía Việt Nam, có lẽ các chuyên gia luật biển, luật quốc tế cần phải nghiên cứu nhiều hơn những tình tiết trong lập luận của bốn thuyết, và cả các biến thể từ U.2+U.3 hoặc U.3+U.4.

 

Một tình huống giả định là nếu như thuyết U.4 được chọn, tức là Trung Quốc hoàn toàn không cần thiết vận dụng tư liệu sử cổ đại (từ năm 1840 trở về trước) và trong các loại tư liệu sử cận đại lại chỉ đặt trọng tâm vấn đề vào các tư liệu thời Dân Quốc chẳng hạn, trong khi các loại tư liệu này đại đa số là loại hồ sơ lưu trữ không dễ tiếp cận toàn diện.

 

Đây cũng là một trong những vấn đề học thuật cần phải tính đến.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Học giả Philippines: Không có bất kỳ thỏa hiệp Việt-Trung nào ở vụ 981 (12-08-2014)
    Đằng sau việc Trung Quốc đề xuất ký kết COC với ASEAN (11-08-2014)
    'Mỹ sẽ giám sát tình hình biển Đông' (11-08-2014)
    Ấn Độ bắt tay Nhật Bản đập nát 'chuỗi ngọc trai' Trung Quốc (11-08-2014)
    Mỹ can dự Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp phải sức ép ngoại giao to lớn (09-08-2014)
    Myanmar phá thế nam tiến của Trung Quốc (09-08-2014)
    Trong 20 năm tới, Trung Quốc vẫn chưa dám manh động (08-08-2014)
    Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Trung Quốc ép tân Tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Đông? (06-08-2014)
    Obama: Không thể dọa suông Trung Quốc! (05-08-2014)
    "Cuộc phiêu lưu 981 của Bắc Kinh đã trở thành thảm họa với Trung Quốc" (05-08-2014)
    Tổng thống Obama: Cần cứng rắn nếu không Trung Quốc sẽ lấn tới (04-08-2014)
    EU, Mỹ trừng phạt Nga: Ai bị tổn thương nhiều hơn? (31-07-2014)
    Biển Đông và lý lẽ của kẻ gây hấn (31-07-2014)
    Giao tranh ác liệt ở Gaza, Ukraine, Lybia, Iraq (28-07-2014)
    Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam (27-07-2014)
    Xung đột Israel-Hamas: Tại sao khó đạt một lệnh ngừng bắn? (21-07-2014)
    Carl Thayer: Phải chuẩn bị cho những diễn biến tương lai (17-07-2014)
    Chiến thuật mới của Mỹ ở Biển Đông (16-07-2014)
    New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979 (14-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153040313.